Ngày 24 tháng 2 năm 2017, Trường Đại học Vinh
đã tổ chức Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ Hóa học cấp Trường cho Nghiên cứu sinh
Nguyễn Huy Hùng, sinh năm 1987, nghiên cứu sinh khóa 2013-2017 với tên đề tài:
“Nghiên
cứu thành phần hóa học, hoạt tính sinh học các hợp chất từ cây bình bát (Annona reticulata L.) ở Việt Nam”
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 62.44.01.14
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Trần Đình Thắng, 2. GS. TS Yang Chang Wu
Hội đồng chấm luận án gồm 7 thành viên:
TT
|
Họ và tên
|
Đơn vị công tác
|
Chức trách
|
1.
|
GS.TS. Phạm Quốc Long
|
Viện
HLKH&CN Việt Nam
|
Chủ tịch Hội đồng
|
2.
|
PGS.TS. Lê Đức Giang
|
Trường Đại học Vinh
|
Thư ký Hội đồng
|
3.
|
PGS.TS. Đặng Ngọc Quang
|
Trường
ĐHSP Hà Nội 1
|
Phản biện 1
|
4.
|
PGS.TS.Đỗ Quang Huy
|
ĐHQG Hà Nội
|
Phản biện 2
|
5
|
PGS.TS. Hoàng Văn Lựu
|
Trường Đại học Vinh
|
Phản biện 3
|
6.
|
PGS.TS. Trần Minh Hợi
|
Viện HLKH&CN Việt Nam
|
Uỷ viên
|
7.
|
PGS.TS. Ngô Xuân Lương
|
Trường ĐH Hồng Đức
|
Uỷ viên
|
Kết quả bảo vệ: theo đánh giá của Hội đồng có 6/6 phiếu tán
thành đề nghị Trường Đại học Vinh cấp bằng Tiến sĩ Hóa học cho NCS. Nguyễn Huy
Hùng sau khi chỉnh sửa luận án theo kết luận của Hội đồng và hoàn thành các thủ
tục theo quy chế đào tạo.
Những
nội dung mới của luận án
Đây là công trình nghiên cứu về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học
của một số chất phân lập được từ lá và hạt của loài bình bát (Annona
reticulata) lần đầu tiên ở Việt Nam.
1.
Từ dịch chiết n-hexane và ethyl acetate của lá của cây bình bát (Annona reticulata) đã phân lập và xác
định cấu trúc 12 hợp chất, trong đó:
+ 1
hợp chất triterpenoid mới: annonaretin A (ARLH1);
+ 3
hợp chất triterpenoit lần đầu được phân
lập từ lá cây bình bát: taraxasterol (ARLE3), taraxerol (ARLH3), uvaol (ARLE4);
+ 2
hợp chất flavonoid: (2S)-di-O-methylquiritigenin (ARLE2), rutin (ARLE5) lần đầu
tiên được phân lập từ loài Annona
reticulata.
2. Các hợp chất ARLH2, ARLH3 và ARLH5- ARLH8 có khả năng ức chế sự sản
sinh NO tùy thuộc liều lượng, với các giá trị IC50 trong khoảng 48,6 ± 1,2 và
99,8 ± 0,4 μM.. Trong đó, hợp chất axit 16α-Hydro-19-al-ent-kauran-17-oic
(ARLH5), đã cho thấy tác động ức chế đáng kể nhất đối với sự sản sinh NO với
giá trị IC50 nhỏ nhất là 48,6 ± 1,2 μM.
Một số hình ảnh tại buổi bảo vệ



